Sự Phát Triển của Trẻ 4 – Bốn Tháng Tuổi đến Bảy Tháng Tuổi

(Nội dung được sửa đổi vào Tháng 12 năm 2019)

Khi được bốn tháng tuổi, cả quý vị và con quý vị có thể đã điều chỉnh được thói quen sinh hoạt hợp lý. Thói quen này sẽ tạo ra khả năng dự đoán và giúp trẻ cảm thấy an tâm. Trong thời gian này, trẻ sẽ học cách phối hợp xúc giác, thị giác, thính giác và các giác quan khác với các hoạt động vận động khác nhau để tạo thành hoạt động có mục đích hơn. Ví dụ, giờ đây trẻ có khả năng vươn tay ra để nắm lấy một cái lúc lắc, khám phá bằng tay hoặc lắc đồ chơi và nghe âm thanh.

Đây cũng là khoảng thời gian trẻ có thể bộc lộ cảm xúc, sở thích và không thích tốt hơn và bắt đầu phát ra âm thanh thường xuyên hơn! Trẻ sẽ trở nên rất hòa đồng, mỉm cười và chơi với bất cứ ai mà trẻ gặp.

Vào khoảng 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu bảy tỏ niềm yêu mến mạnh mẽ đối với quý vị và những người khác thường xuyên quan tâm trẻ. Khi phân biệt được quý vị với người khác, trẻ sẽ trở nên cảnh giác với người lạ. Điều này được gọi là "lo lắng khi gặp người lạ". Trẻ sẽ biết rằng quý vị là một cơ sở an toàn và chắc chắn giúp trẻ có thể khám phá thế giới. Do đó, nhân vật chăm sóc liên tục đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này.

Khi đến tháng thứ bảy, trẻ sẽ có thể:

Hoạt động

  • Lăn tròn từ tư thế nằm sấp sang nằm ngửa
  • Dùng tay đẩy đầu và cơ thể lên khi nằm sấp
  • Ngồi chống hai tay hoặc thậm chí không cần đến hai tay trong thời gian ngắn
  • Hỗ trợ toàn bộ trọng lượng của cơ thể khi được bế ở tư thế thẳng đứng
  • Vươn người ra và nắm lấy các đồ vật
  • Khám phá các đồ vật mà trẻ cầm được bằng cả hai tay
  • Chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia
  • Dùng ngón tay bới các đồ vật nhỏ và nhặt chúng lên bằng cách chụm các ngón tay và ngón cái với nhau
  • Chơi đùa với chân mình và thậm chí đưa chân lên miệng

Thị giác

  • Thể hiện sự quan tâm đến những bức tranh nhiều màu sắc
  • Dễ dàng nhận ra những người quen thuộc ở khoảng cách xa (cách vài foot)
  • Dõi theo các vật thể bằng chuyển động mắt nhanh và nhịp nhàng
  • Nhìn không rời và dõi theo các vật thể nhỏ (ví dụ: hạt choco) trước mặt trẻ ở khoảng cách 30-40 cm

Thính giác

  • Sẵn sàng quay đầu lại để đáp lại giọng nói của bố/mẹ trong phòng
  • Khoanh vùng chỗ phát ra âm thanh nhẹ ở hai bên

Phát triển ngôn ngữ

  • Đáp ứng với những người gọi trẻ
  • Phân biệt tông giọng nói cảm xúc
  • Bập bẹ chuỗi phụ âm như bah-bah, da-da
  • Bắt chước các âm thanh khác nhau của người lớn

Phát triển về mặt xã hội và tình cảm

  • Thể hiện sự ưu ái mạnh mẽ dành cho mẹ hoặc người chăm sóc
  • Bắt đầu thể hiện nỗi lo lắng khi có mặt người lạ
  • Thể hiện sự quan tâm đến hình ảnh của chính mình trong gương

Phát Triển Nhận Thức

Trong một vài tháng ở giai đoạn này, ngoài việc hấp thụ thông tin, trẻ còn học cách áp dụng vào các hoạt động hàng ngày của mình. Trong giai đoạn này, một khái niệm quan trọng mà trẻ tiếp thu được là nguyên tắc "nguyên nhân và kết quả". Trẻ bắt đầu nhận ra rằng sẽ phát ra tiếng lạch cạch khi trẻ lắc. Sau khi hiểu rằng trẻ có thể tạo ra những phản ứng thú vị này, trẻ sẽ tiếp tục thử những cách khác để biến mọi thứ thành hiện thực.

Một khái niệm quan trọng khác là sự phát triển của “tính cố định của vật thể”. Trước đó, trẻ cho rằng thế giới chỉ bao gồm những thứ mà trẻ có thể nhìn thấy. Khi quý vị giấu một món đồ chơi dưới lớp vải, trẻ nghĩ rằng món đồ chơi đó đã biến mất và sẽ không thèm tìm kiếm. Đến giờ, trẻ bắt đầu nhận ra rằng thế giới này tồn tại vĩnh cửu hơn trẻ tưởng. Đồ chơi được giấu đi không biến mất. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng mối quan hệ gắn bó vững chắc giữa trẻ với quý vị.

  • Thích tạo ra âm thanh bằng đồ chơi (ví dụ: tiếng lúc lắc) và đồ vật (ví dụ: chìa khóa) liên tục
  • Thích chơi trò "ú òa”
  • Tìm các đồ vật bị giấu đi một phần

Kích thích sự phát triển của trẻ sơ sinh

Đảm bảo rằng luôn có người chăm sóc con quý vị thường xuyên. Hãy tận dụng đặc điểm dễ gần của trẻ để giúp trẻ sớm làm quen với những người sẽ giúp chăm sóc trẻ. Điều này có thể thúc đẩy sự gắn bó vững chắc với người chăm sóc chính để trẻ có thể tự tin mạo hiểm và khám phá môi trường.

Tính khí của trẻ sẽ trở nên rõ ràng hơn trong vài tháng ở giai đoạn này. Vì mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau, hãy dành thời gian để tìm hiểu phong cách hành vi của con quý vị và phát triển các hoạt động và hình thức tương tác phù hợp với cả quý vị và trẻ.

Những việc quý vị có thể làm:

  • Cho bé hoạt động thể chất nhiều lần trong ngày theo nhiều cách khác nhau; càng nhiều càng tốt:
  • Hãy cho trẻ nằm sấp ít nhất 30 phút trong ngày khi thức
  • Khi trẻ ở tư thế nằm sấp, khuyến khích trẻ ngẩng cao đầu và nâng ngực lên để có được món đồ chơi hấp dẫn
  • Giúp trẻ tập ngồi và tự giữ thăng bằng, lúc đầu hãy đỡ trẻ bằng chính bản thân quý vị hoặc kê gối ở phía sau lưng và hai bên, sau đó rút dần
  • Tránh cố ép trẻ ngồi vào ghế đẩy tập đi, ghế cao hoặc địu em bé trong hơn 1 giờ mỗi lần.
  • Đặt đồ chơi nhiều màu sắc ở phía trước để thu hút trẻ với tay lấy chúng
  • Tiếp tục nói chuyện với trẻ trong suốt cả ngày. Lặp lại các âm tiết do trẻ tạo ra và khuyến khích trẻ bắt chước âm thanh của quý vị
  • Tránh dành thời gian ngồi trước màn hình, sử dụng các phương tiện điện tử khác nhau cho con quý vị

Những đồ chơi mà quý vị có thể chọn:

  • Cái lúc lắc và đồ chơi, có kết cấu và màu sắc khác nhau, phát ra âm thanh để khuyến khích trẻ thao tác bằng tay
  • Gương không vỡ dành cho trẻ sơ sinh
  • Tranh ảnh hoặc sách đầy màu sắc để quý vị và trẻ cùng xem

Những thông tin trên chỉ cung cấp cho quý vị ý tưởng chung về những thay đổi dự kiến khi trẻ lớn lên. Mỗi trẻ là một cá thể duy nhất và những biến đổi trên phạm vi rộng về tốc độ phát triển là bình thường. Quý vị đừng lo lắng nếu trẻ ở thời điểm nào đó to ra hơi khác hoặc không đạt được khả năng nhất định ở một số giai đoạn. Điều đó chỉ có thể báo hiệu là trẻ cần được chú ý nhiều hơn.

Thảo luận với bác sĩ hoặc y tá nếu, vào cuối giai đoạn này, con quý vị

  • Không di chuyển nhiều hoặc di chuyển bất cân đối
  • Không ngồi yên khi được nâng đỡ tay
  • Không chịu trọng lượng trên chân khi được bế lên
  • Không chạm tay và nắm lấy các đồ vật
  • Không dùng mắt dõi theo các vật thể ở gần hoặc ở khoảng cách xa
  • Một hoặc cả hai mắt liên tục nhắm vào hoặc mở ra (tức là nheo mắt)
  • Không đáp ứng với lời gọi
  • Không quay đầu để xác định chỗ phát ra âm thanh
  • Không phát ra âm thanh

Nếu quý vị có mối quan ngại hoặc thắc mắc, hãy thảo luận với y tá và bác sĩ tại bất kỳ MCHC nào hoặc bác sĩ gia đình/bác sĩ nhi khoa của quý vị.

Chúng tôi tổ chức các cuộc hội thảo "Happy Parenting!" (Làm Cha Mẹ Tích Cực) và tờ thông tin dành cho các cha mẹ tương lai, cha mẹ của trẻ sơ sinh và trẻ mầm non. Vui lòng liên hệ với nhân viên y tế của chúng tôi để biết thông tin.