Lưu ý an toàn khi sử dụng địu em bé

(Nội dung được sửa đổi vào Tháng 12 năm 2019)

Hiện nay, các sản phẩm dành cho trẻ em có nhiều thiết kế mới mẻ và đẹp mắt, mang lại nhiều lựa chọn. Là những bậc cha mẹ thông minh, sự an toàn nên được đặt lên hàng đầu khi mua hàng. Sử dụng đúng cách các sản phẩm này sẽ đảm bảo phát huy hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ những người thân yêu.

Địu Trẻ Em

Địu trẻ em, hay còn gọi là Mei Tai, là thiết bị đeo trên người của người chăm sóc để dễ dàng mang theo và chăm sóc trẻ. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc địu con gần mẹ sẽ giúp xoa dịu và dỗ dành trẻ đang khóc. Địu trẻ phía trước người cải thiện mối tương tác và liên kết giữa người chăm sóc và trẻ. Tuy nhiên, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên rằng địu em bé chỉ phù hợp với trẻ sơ sinh trên ba tháng tuổi. Đối với trẻ nhỏ hơn, địu ôm hoặc xe đẩy nên là lựa chọn phù hợp.

Điểm khác nhau giữa các loại địu em bé là gì?

Địu em bé có nhiều kiểu dáng, nhưng nhìn chung chúng có thể được phân loại thành kiểu dáng đeo trên một vai và đeo trên hai vai:

Loại Đặc điểm Vị trí Nhược điểm
Thiết kế đeo trên một vai:
  • Dây quàng quấn
  • Dây quấn vòng
  • Dây quàng hình túi
  • Làm bằng vải cotton hoặc vải hỗn hợp
  • Co giãn hoặc không co giãn
  • Thiết kế nhỏ gọn dễ dàng mang theo và cất giữ
  • Dễ sử dụng
  • Dây đeo qua vai có hoặc không có miếng đệm
  • Hai vòng được gắn vào một đầu của dây quấn vòng giúp thiết bị có thể điều chỉnh và an toàn.
  • Dây quàng hình túi có vòng hoặc khóa kéo có thể điều chỉnh để phù hợp với người dùng có kích thước khác nhau
Trẻ nhỏ:
  • Địu trẻ phía trước hoặc địu ở tư thế đứng thẳng phía trước
Trẻ lớn:
  • Địu bên hông
  • Có thể gây mỏi sau khi đeo lâu
  • Cần thời gian để học cách sử dụng dây quàng quấn
  • Dây quàng không thể điều chỉnh không phù hợp với nhu cầu của người sử dụng
  • Hạn chế cử động của chân trẻ
  • Tăng nguy cơ loạn sản khớp háng
Loại Đặc điểm Vị trí Nhược điểm
Thiết kế đeo trên hai vai:
  • Mei Tai
  • Một tấm vải hoặc tấm đệm mềm có dây đeo qua vai và quanh thắt lưng
  • Một số loại có tấm đỡ đầu cho trẻ hoặc một túi nhỏ để đựng các vật dụng nhỏ
  • Dây đai rộng đeo qua vai
  • Có đệm hoặc không có đệm
  • Dễ sử dụng
  • Có thể phân phối trọng lượng của trẻ
  • Thích hợp để sử dụng lâu dài

Địu ở tư thế đứng thẳng phía trước (trẻ quay mặt vào trong hoặc quay ra ngoài) hoặc lưng thẳng đứng

  • Chỉ có thể địu em bé ở tư thế thẳng đứng
  • Mei Tai có tấm tựa đầu cồng kềnh hơn và bất tiện khi mang theo
  • Dây đai dài có thể bị bẩn vì chúng có thể dễ dàng kéo trên mặt đất
  • Địu Sau Lưng
  • Địu Có Cấu Trúc Mềm
  • Địu có cấu trúc mềm được thiết kế tiện lợi với dây đeo qua vai có đệm dày và đai thắt lưng dành cho trẻ lớn hơn/nặng hơn
Địu ở tư thế đứng thẳng phía trước (trẻ quay mặt vào trong hoặc quay ra ngoài) hoặc lưng thẳng đứng Khá cồng kềnh, không dễ mang theo hoặc cất giữ

Những điều cần lưu ý khi chọn địu?

Ngoài những ưu tiên và nhu cầu cá nhân, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau khi chọn địu em bé:

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi mua và sử dụng địu em bé

  • An toàn và thoải mái
    • Tấm nền sau (và tấm tựa đầu) nâng đỡ chắc chắn và đủ lực
    • Lỗ xỏ chân có kích thước phù hợp, được buộc bằng vải co giãn và đệm mềm
    • Hông và đùi của trẻ phải được nâng đỡ tốt để tránh chân trẻ buông thõng và tạo áp lực quá nhiều lên khớp hông
    • Dây quàng và đai thắt lưng phải đủ rộng kèm theo lớp đệm. Các bộ phận này cùng với các bộ phận khác (chẳng hạn như vòng) phải có độ bền, nguyên vẹn và khâu chắc chắn
    • Dây đai phải là loại có thể điều chỉnh được
    • Phù hợp với kích thước, cân nặng, độ tuổi và sự phát triển của trẻ
  • Dễ tìm hiểu và sử dụng
  • Dễ làm sạch
  • Dễ dàng mang theo và cất giữ
  • Làm bằng vải cotton

Địu sau lưng có khung kim loại:

  • đường may mịn màng không có đầu nhọn
  • có khóa an toàn
  • có đệm trên các bộ phận bao quanh trẻ

Những điều cần lưu ý khi sử dụng địu?

Người chăm sóc nên lưu ý các vấn đề về an toàn sau đây trước khi sử dụng địu em bé:

  • Địu sau lưng hoặc dây quàng trên một vai KHÔNG phù hợp cho trẻ sơ sinh dưới bốn tháng tuổi
  • Chỉ thử dùng địu mới khi con quý vị tỏ vẻ hài lòng
  • Nhờ một thành viên gia đình giúp đỡ khi sử dụng địu lần đầu tiên
  • Đảm bảo nâng đỡ đầu và cổ của trẻ vì khi trẻ ngủ, cơ lưng của trẻ ở trạng thái thư giãn
  • Đeo và tháo địu trên bề mặt an toàn và chắc chắn
  • Dùng gương để kiểm tra tư thế của trẻ. Đảm bảo dây quàng qua vai, đai thắt lưng hoặc các vòng được buộc chặt và đúng cách và đảm bảo trẻ vừa khít trong địu
  • Thường xuyên kiểm tra trẻ để đảm bảo trẻ không quá nóng cũng không quá lạnh
  • Đảm bảo rằng trẻ có thể thở mà không gặp bất kỳ trở ngại nào, đặc biệt là khi sử dụng địu đeo trên một vai:
    • Không địu trẻ gập người khi cằm chạm vào ngực
    • Không địu trẻ quá thấp trong địu
    • Không địu trẻ mà để mặt trẻ áp chặt vào người quý vị
    • Không để địu hoặc bất kỳ vật mềm nào, như quần áo, che đầu và mặt của trẻ
  • Ngăn không cho trẻ chạm vào các vật dụng nguy hiểm như dụng cụ nấu nướng và quạt
  • Bảo vệ trẻ tránh khỏi ánh nắng trực tiếp gay gắt và cung cấp đủ phương tiện chống nắng cho trẻ, chẳng hạn như sử dụng ô
  • Không nhún lên nhún xuống, nhảy, chạy hoặc rung lắc khi sử dụng địu để tránh trẻ bị chấn thương não, cổ và lưng
  • Khuỵu gối nếu quý vị cần nhặt một thứ gì đó lên
  • Không sử dụng địu khi ngồi trên xe có thắt dây an toàn

Để biết thông tin chi tiết, vui lòng truy cập trang web sau trên “An Toàn cho Trẻ Em trong Ô Tô

Xe Đẩy

Hầu hết các cha mẹ sử dụng xe đẩy khi ra ngoài với trẻ để tạo cho trẻ một nơi ấm cúng để nghỉ ngơi ngắn. Đồng thời, giỏ xe đẩy còn có thể làm nơi chứa một số vật dụng tiện dụng. Theo Pháp Lệnh An Toàn Đồ Chơi và Sản Phẩm Dùng Cho Trẻ Em, các loại xe đẩy bán ở Hồng Kông phải đáp ứng Tiêu Chuẩn Châu Âu (BS EN 1888:2012), Tiêu Chuẩn ASTM (ASTM F833-15) hoặc Tiêu Chuẩn Chung của Úc/New Zealand (AS/NZS 2088:2013)*. Hãy chắc chắn kiểm tra các chứng nhận như trên khi mua hàng. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chỉ có thể nằm và không thể tự ngồi tốt, hãy chỉ chọn sử dụng các loại xe đẩy có ghế cho phép ngả ra một góc lớn hơn từ 150 độ trở lên.

Khi sử dụng xe đẩy, cha mẹ phải lưu ý những điều sau:

  • Làm theo các hướng dẫn từ nhà sản xuất hoặc ngừng sử dụng nếu quý vị phát hiện bất kỳ hư hỏng nào;
  • Hãy chắc chắn rằng quý vị đã thắt dây an toàn cho trẻ, đồng thời luôn kiểm tra và điều chỉnh dây đai cho vừa vặn;
  • Bất cứ khi nào quý vị dừng xe đẩy, hãy đạp hết phanh bánh xe để xe đẩy không tiếp tục lăn vào chỗ nguy hiểm;
  • Đối với xe đẩy có thể gấp lại, hãy kiểm tra xem các khóa an toàn có được lắp để tránh tình trạng gấp và bung ra bất ngờ không;
  • Đối với xe đẩy có tay cầm đảo chiều, không đảo chiều tay cầm khi trẻ ngồi trên xe đẩy để tránh kẹp ngón tay hoặc cánh tay trẻ;
  • Không treo các vật nặng qua tay cầm để tránh xe đẩy bị lật do mất thăng bằng;
  • Không để trẻ em chơi với xe đẩy hoặc đẩy đi xung quanh;
  • Không sử dụng xe đẩy trên cầu thang bộ hoặc thang cuốn để tránh tai nạn;
  • Trừ khi là xe đẩy đôi, không được chở nhiều hơn một trẻ;
  • Nên giặt thường xuyên vỏ ghế có thể tháo rời để giữ vệ sinh tốt.

Để biết thông tin chi tiết, vui lòng truy cập trang web của Hội Đồng Người Tiêu Dùng:
https://www.consumer.org.hk/ws_chi/consumer_alerts/graph/478/ pushchairs.html (Chỉ có phiên bản tiếng Trung cho trang web này.)
*https://www.elegislation.gov.hk/hk/cap424!en?INDEX_CS=N

Ghế cao

Trẻ bắt đầu ăn thức ăn rắn vào khoảng sáu tháng tuổi. Nhiều cha mẹ sẽ mua cho trẻ một chiếc ghế ăn cao ở nhà để vừa tiện cho việc ăn vừa giúp trẻ hình thành thói quen kiên nhẫn ngồi dùng bữa cùng gia đình. Tuy nhiên, trước khi sử dụng ghế cao, cha mẹ phải đọc hướng dẫn sử dụng sản phẩm đồng thời ghi nhớ những điều sau:

  • Phải thắt dây an toàn khi trẻ ngồi trên ghế cao;
  • Chân ghế phải ổn định và chắc chắn;
  • Không để trẻ ngồi một mình trên ghế cao, đặc biệt là nơi gần tường, bàn ăn hoặc các đồ nội thất khác. Nếu không, khi trẻ ngồi trên ghế cao cố gắng đẩy hoặc kéo bất kỳ vật nào gần đó, trẻ có thể bị mất thăng bằng và bị lật ghế;
  • Bất cứ khi nào quý vị sử dụng một chiếc ghế cao có thể gập lại, hãy đảm bảo rằng tất cả các bộ phận của ghế đã được khóa lại chắc chắn để tránh ghế bị gập lại đột ngột;
  • Đối với ghế ăn cao sử dụng thanh chắn bảo vệ hoặc khay ăn để giữ trẻ ngồi trên ghế, phải khóa thanh chắn hoặc khay ăn cố định trước khi sử dụng;
  • Không di chuyển ghế cao khi trẻ đang ngồi trong đó, để tránh bị lật ghế khi di chuyển;
  • Không để trẻ trèo lên ghế cao hoặc tự đứng trên ghế;
  • Kiểm tra ghế cao thường xuyên và ngừng sử dụng nếu phát hiện có hư hỏng hoặc chân ghế không ổn định.

Cũi di động gấp gọn dùng trên xe ô tô/địu và ghế an toàn cho trẻ em

Một số cha mẹ ra ngoài với con của họ bằng xe ô tô. Để đảm bảo an toàn trong xe ô tô cho trẻ sơ sinh, cần có các đai an toàn phù hợp và được chấp thuận sử dụng (ví dụ như cũi di động gấp gọn dùng trên xe ô tô/địu, ghế ngồi ô tô an toàn cho trẻ em hoặc dây đai dành cho trẻ em) để buộc chặt trẻ vào ghế. Khi sử dụng cũi di động gấp gọn dùng trên xe ô tô/địu hoặc ghế an toàn cho trẻ em trên xe ô tô, xin lưu ý những điều sau:

  • Thiết bị an toàn phải phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ;
    • Trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi nên ngồi trên ghế ô tô quay mặt về phía sau càng lâu càng tốt cho đến khi trẻ đạt được cân nặng hoặc chiều cao cao nhất mà ghế cho phép#
    • Những trẻ lớn hơn phải sử dụng ghế an toàn hoặc đai an toàn cho trẻ em trên xe ô tô
  • Thực hiện theo hướng dẫn sử dụng trên xe ô tô và các hướng dẫn từ nhà sản xuất thiết bị an toàn để cố định cũi di động/địu hoặc ghế an toàn cho trẻ em vào ghế sau xe ô tô bằng cách sử dụng dây đai an toàn;
  • Cân nhắc kỹ lưỡng các mẫu xe ô tô và các thiết bị an toàn khác nhau trước khi mua;
  • Không sử dụng sản phẩm bị khiếm khuyết, không rõ nguồn gốc;
  • Để đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường, hãy thường xuyên kiểm tra dây đai an toàn và thay thế khi cần thiết;
  • Không bế trẻ trên tay hoặc để trẻ ngồi trong lòng khi quý vị đang ngồi ở ghế trước. Nếu xảy ra tai nạn, trẻ có thể bị đè ép giữa quý vị và bảng đồng hồ hoặc văng ra khỏi xe.

Để biết thông tin chi tiết về việc sử dụng dây đai an toàn cho trẻ em, vui lòng tham khảo trang web sau của Sở Giao Thông Vận Tải: https://www.td.gov.hk/en/road_safety/road_users_code/index/chapter_5_for_all_drivers/child_safety_in_cars/index.html
http://pediatrics.aappublications.org/content/142/5/e20182460

Lời nhắc nhở thiện ý:

  • Cho bé hoạt động thể chất nhiều lần trong ngày theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt là thông qua trò chơi tương tác trên sàn; càng nhiều càng tốt
  • Đối với trẻ chưa biết đi, hãy cho trẻ nằm sấp ít nhất 30 phút trong ngày khi thức
  • Tránh cho trẻ ngồi lâu một chỗ. Không kìm hãm trẻ trong xe đẩy, ghế ăn cao hoặc địu em bé hơn 1 giờ mỗi lần