Yêu Thương Trẻ, Ngăn Ngừa Thương Tích (3-5 tuổi)

(Nội dung HTML được sửa đổi vào Tháng 06/2020)

Trẻ có an toàn không?

  • Chấn thương là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở trẻ em. Nhiều trẻ thiệt mạng hoặc tàn tật do chấn thương hàng năm. Để bảo vệ trẻ tránh bị thương, hãy chú ý đến hành vi của trẻ và loại bỏ tất cả các nguy cơ tiềm ẩn.
  • Trẻ em từ 5 tuổi trở xuống có thể không hiểu hoặc không nhớ điều gì gây nguy hiểm. Bố mẹ không nên ước tính quá mức khả năng của trẻ.
  • Bi kịch có thể xảy ra do những phán đoán sai lầm. Không để trẻ tự phán đoán ngay cả khi quý vị đã dạy trẻ cách phòng tránh thương tích.
  • Các số liệu thống kê cho thấy nhà là nơi thường gây thương tích nhất cho trẻ em từ 0 đến 5 tuổi.

Các chấn thương thường gặp ở trẻ tập đi từ 3 đến 5 tuổi:

  • Với khả năng vận động ngày càng cao, thể lực tốt hơn và tính độc lập cao hơn, trẻ ở độ tuổi này thích leo trèo, chạy nhảy và bắt chước những hành động khó và thường nguy hiểm. Tính bốc đồng và thiếu khả năng phán đoán của trẻ khiến các chấn thương dễ xảy ra hơn.
  • Các chấn thương thường gặp ở giai đoạn này bao gồm té ngã, bỏng nhiệt và bỏng nước.
  • Xin tư vấn y tế ngay sau khi bị thương.

Các chấn thương thường gặp và biện pháp phòng tránh:

  1. Té ngã
    • Tránh sử dụng giường tầng. Nếu có thể, hãy cân nhắc sử dụng loại giường có thêm giường có thể thu vào gắn vào chân giường.
    • Bố mẹ sử dụng giường tầng nên tránh để trẻ ngủ ở tầng trên. Nếu không, hãy lắp các thanh vịn chắc chắn có chiều cao thích hợp với giường trên và lắp thang an toàn để trẻ leo trèo an toàn.
    • Để tránh trẻ té ngã, hãy lắp các tấm chắn cửa sổ và hàng rào hoặc lưới thép xung quanh ban công.
    • Không để trẻ chạy xung quanh để tránh trẻ trượt hoặc va vào tường, cửa ra vào hoặc đồ đạc.
    • Lau chùi những chỗ đổ tràn như nước hoặc dầu mỡ trên sàn để tránh trẻ bị trượt ngã.
    • Chọn kỹ lưỡng vật liệu lát sàn. Sàn bóng dễ gây trượt ngã hơn. Thảm nhỏ cũng có thể gây trượt ngã.
    • Để tránh cho cả người lớn và trẻ em không bị vấp ngã, không được để đồ chơi hoặc đồ vật trên đường đi. Phải cố định đúng cách các dây điện.

    Tầng trên của giường tầng không an toàn cho trẻ em.
    Trẻ em có thể trượt ngã trên sàn ướt khi chạy nhảy xung quanh.

  2. Bỏng nước hoặc bỏng nhiệt
    • Không để trẻ tự nấu nướng. Trẻ nhỏ thường bị bỏng nước nóng khi pha mì cốc. Sau khi cho nước nóng vào, mặc dù cốc giữ nhiệt vẫn còn mát nhưng đồ bên trong có thể rất nóng. Nếu cốc giữ nhiệt không đủ cứng thì có thể bị mềm do nhiệt độ cao. Trẻ nhỏ có thể bị bỏng nếu không giữ chặt cốc.
    • Không đặt ấm đun nước, ấm siêu tốc hoặc bình giữ nhiệt gần mép bàn hoặc tại nơi trẻ có thể với tới.
    • Cất gọn diêm và bật lửa. Cảnh báo cho trẻ về những nguy hiểm khi nghịch lửa.

Trông Nom Trẻ Để Tránh Bị Bỏng Nước

  • Để vùng bị thương dưới vòi nước chảy chậm hoặc ngâm vào nước mát để hạ nhiệt. Không đặt đá trực tiếp lên vùng bị thương.
  • Nhẹ nhàng cởi bỏ quần áo xung quanh vùng bị thương nhưng không cởi bỏ quần áo dính vào da. Quấn bằng một mảnh vải sạch hoặc băng gạc.
  • Không bôi dầu, kem đánh răng, bơ hoặc nước sốt nấu ăn lên vết thương. Không bọc vết thương bằng băng dính như băng quấn hoặc vải mềm.
  • Xin tư vấn y tế ngay sau khi bị thương.

Nước nóng và lửa rất nguy hiểm.
Để trẻ tránh xa chúng.

Kết luận:

  • Hầu hết các chấn thương đều có thể phòng ngừa được. Vì vậy, cha mẹ nên cảnh giác và tìm hiểu kỹ về sự phát triển của trẻ để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
  • Không để trẻ ở nhà một mình hoặc để trẻ lớn hơn trông nom.
  • Bố mẹ nên làm gương tốt cho trẻ. Chú ý quan sát trẻ để hiểu tính khí của trẻ và dạy trẻ những kiến thức an toàn vào đúng thời điểm.
  • Nhân viên chăm sóc trẻ em như giáo viên mẫu giáo cũng nên hướng dẫn đúng cách cho trẻ nhỏ để ngăn ngừa xảy ra thương tích.

Những cha mẹ cần dịch vụ giữ trẻ không thường xuyên có thể tiếp cận Dịch Vụ Chăm Sóc Trẻ Không Thường Xuyên, Các Trung Tâm Chăm Sóc Trẻ Em Tương Trợ hoặc Dự Án Chăm Sóc Trẻ Em Hỗ Trợ Vùng Lân Cận của Sở Phúc Lợi Xã Hội. Để biết thông tin hoặc giải đáp thắc mắc, vui lòng truy cập trang web của Sở Phúc Lợi Xã Hội tại www.swd.gov.hk hoặc liên hệ với Thanh Tra Tư Vấn của Trung Tâm Chăm Sóc Trẻ Em theo số điện thoại 2835 2016.

Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi đến các đường dây nóng sau đây của Sở Y Tế:

Đường Dây Nóng Thông Tin 24 giờ (Cơ Quan Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình) 2112 9900
Đường Dây Thông Tin Giáo Dục Sức Khỏe 2833 0111

Hoặc truy cập các trang web sau:

Cơ Quan Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình, Sở Y Tế www.fhs.gov.hk
Trung Tâm Bảo Vệ Sức Khỏe, Sở Y Tế www.chp.gov.hk
Quỹ Bảo Trợ Trẻ Em Hồng Kông www.childhealthhongkong.com
Hiệp Hội Nghiên Cứu và Phòng Chống Thương Tích Trẻ Em Hồng Kông childinjury.hkuhealth.com