Chăm Sóc Cuống Rốn

(Nội dung HTML được sửa đổi vào Tháng 06 năm2020)
  1. Cuống rốn thường rụng sau 5 đến 10 ngày sau khi trẻ chào đời. Nhưng ở một số trẻ, thời gian có thể kéo dài đến ba tuần hoặc lâu hơn.
  2. Giữ cho cuống rốn sạch và khô. Bất cứ khi nào quý vị nhận thấy gốc cuống rốn (tức là phần kết nối giữa cuống rốn và thành bụng) tiết ra dịch, ví dụ: sau khi tắm hoặc thay tã, quý vị phải lau sạch sẽ cuống rốn.
  3. Cách vệ sinh cuống rốn:
    Sử dụng tăm bông ngâm nước đun sôi để nguội* để làm sạch phần gốc của cuống rốn. Sử dụng một chiếc tăm bông mới cho mỗi lần vệ sinh, lặp lại hành động cho đến khi sạch hoàn toàn đáy rốn. Cuối cùng, dùng tăm bông lau sạch phần gốc cuống rốn. Nhớ làm sạch cuống rốn nhẹ nhàng để tránh chảy máu.

    * Căn cứ thực tế chỉ ra rằng không có sự khác biệt về khả năng nhiễm trùng khi sử dụng nước đun sôi để nguội hoặc thuốc sát trùng để làm sạch phần gốc của cuống rốn. Nếu sử dụng chất cồn, nó thậm chí có thể làm chậm quá trình rụng cuống rốn.

  4. Không quấn tã quá chặt và quấn tã bên dưới rốn. Điều này có thể giúp giữ cho cuống rốn khô ráo và ngăn tã cọ xát vào cuống rốn gây chảy máu.
  5. Không sử dụng bất kỳ loại băng gạc nào để che rốn hoặc bôi bất kỳ loại thuốc nào như dầu, thuốc mỡ, bột rắc hoặc băng cá nhân, v.v. lên trên rốn.
  6. Quý vị có thể sẽ thấy một vài giọt máu trên tã vào khoảng thời gian cuống rốn sắp rụng, đó là điều bình thường. Tiếp tục làm sạch rốn bằng nước sôi để nguội thường xuyên cho đến khi khô hẳn. Vết thương sẽ lành lại trong vòng 2-3 ngày và dịch rỉ sẽ giảm dần.
  7. Hãy đưa bé đến MCHC hoặc Phòng Khám Ngoại Khoa Tổng Quát / Bác Sĩ Gia Đình nếu quý vị nhận thấy các tình trạng sau:
    • Các dấu hiệu biểu hiện nhiễm trùng dây rốn, như vùng da quanh gốc cuống rốn đỏ, có mùi hôi hoặc tụ mủ;
    • Nổi cục trên rốn sau khi cuống rốn rụng;
    • Cuống rốn và rốn dường như bị đẩy ra ngoài khi trẻ khóc.
  8. Nếu thấy dây rốn chảy nhiều máu, hãy đưa trẻ đến Khoa Tai Nạn và Cấp Cứu (Accident and Emergency Department, A & E) để nhân viên y tế giúp cầm máu sớm và tìm ra nguyên nhân gây chảy máu.