Sê-ri Nuôi Dạy Con Cái 2 - Mối Ràng Buộc Chăm Sóc Đáp Ứng với Con

(Sửa đổi nội dung vào tháng 03/2018)

Tầm Quan Trọng của Mối Quan Hệ Cha Mẹ-Con Cái

Nghiên cứu đã cho thấy trẻ có mối quan hệ tốt đẹp với cha mẹ ở tuổi ấu thơ có nhiều khả năng sẽ phát triển các mối quan hệ xã hội tốt hơn khi trưởng thành. Trẻ có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn, thành tích học tập cao hơn và có nhiều khả năng sẽ trưởng thành những bậc cha mẹ hoàn hảo.

Bé sinh ra đã có khả năng bẩm sinh để ra dấu cho người khác biết trẻ cần gì -- Trẻ thích ngắm nhìn các gương mặt và quay về phía có tiếng nói, khóc khi đói hoặc cảm thấy khó chịu, bắt chước các biểu hiện trên mặt người lớn và phát ra âm thanh để đáp lại. Theo thời gian, quý vị có thể phân biệt tiếng khóc, các biểu hiện trên mặt và động tác của trẻ và đáp ứng các nhu cầu của trẻ sao cho phù hợp bằng cách cho trẻ ăn, thay tã, âu yếm trẻ, bắt chước các hành động hoặc âm thanh của trẻ để vui đùa với trẻ. Khi đó, bé sẽ hài lòng khi quý vị đáp lại và tiếp tục tương tác với quý vị. Trong khi thực hiện những tương tác liên tục giữa cha mẹ và con cái như vậy, quý vị đã tạo kích thích thông qua những giác quan khác nhau để bé phát triển não bộ. Nghiên cứu đã xác định là những trải nghiệm tương tác thân mật như vậy kể từ khi sinh ra là một trong những yếu tố thiết yếu cho sự phát triển não bộ của bé. Các tương tác hài hòa giữa cha mẹ và con cái cũng được thiết lập thành thói quen để từ đó hình thành mối quan hệ an toàn và tin cậy.

Mối Quan Hệ Cha Mẹ-Con Cái Thân Thiết

Khi đã hình thành mối quan hệ thân thiết, bé sẽ cảm thấy an toàn khi ở bên quý vị. Trẻ đã hiểu được rằng bất kể khi nào và bất kỳ nơi đâu, nếu trẻ thấy khó chịu, đau đớn hoặc sợ hãi, quý vị sẽ có mặt để an ủi và bảo vệ trẻ, đưa ra cho trẻ những giới hạn và hướng dẫn phù hợp. Quý vị là chỗ dựa “an toàn” để trẻ cảm thấy an toàn và tự do mạo hiểm khám phá thế giới. Cảm giác an toàn và tin cậy này giúp trẻ học hỏi và phát triển thành một người độc lập và thông thạo, có khả năng thấu hiểu những người khác và dần dần tiếp thu được những kỹ năng xã giao, đối phó và thích nghi được khi phải đối mặt với căng thẳng và thử thách.

Mối Ràng Buộc Thông Qua Chăm Sóc Đáp Ứng

Quý vị có thể cho thấy quý vị chú ý và yêu thương con bằng cách:

  • Thường xuyên tiếp xúc cơ thể với trẻ. Âu yếm hoặc đung đưa trẻ nhẹ nhàng trong vòng tay. Giúp trẻ thực hiện một vài bài tập thể dục cho trẻ nhỏ, như duỗi người và uốn cong chân hoặc thay đổi tư thế. Đây đều là những cách tương tác hiệu quả.
  • Thường xuyên tiếp xúc mắt với trẻ. Giữ khoảng cách trong tầm nhìn của trẻ (20 đến 25 cm hoặc 8 đến 10 inche đối với trẻ sơ sinh), nhìn chăm chú vào mắt trẻ và vui đùa với trẻ bằng những biểu hiện cường điệu trên mặt.
  • Trò chuyện với trẻ, đáp lại khi trẻ phát ra tiếng, ca hát và ngâm nga nhẹ nhàng cho trẻ nghe. Các em bé đặc biệt bị thu hút bởi giọng cao và dịu dàng của người mẹ. Đáp lại trẻ sẽ khiến tương tác của quý vị với con kéo dài hơn.

Trẻ sẽ cho quý vị biết trẻ cần gì thông qua âm thanh, biểu hiện và động tác. Hãy cố chú ý sát sao những dấu hiệu này của trẻ và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của trẻ. Ví dụ: khi em bé khóc, quý vị có thể kiểm tra xem bỉm có bị ướt không, bé có quá nóng hoặc quá lạnh không hoặc bé đã ăn đủ no trong bữa ăn gần nhất chưa. Thậm chí quý vị có thể cân nhắc những khả năng khác như liệu chân bé có bị vướng không hoặc bé có bị muỗi đốt không. Hãy để con thấy mặt của quý vị và nghe giọng nói dịu dàng của quý vị khi đang kiểm tra xem bé cần gì. Nếu bé khóc không phải vì những lý do trên, có lẽ là bé cần quý vị dỗ dành thêm, ví dụ như bật nhạc êm dịu cho bé nghe, quấn chăn mềm cho bé hoặc bế bé lên và nhẹ nhàng đung đưa trong vòng tay.

Tôi có làm hư bé mới sinh khi ôm bé quá nhiều không?

Tiếng khóc của bé có chức năng cơ bản là để ra dấu cho biết bé cần gì. Thông qua bế bé lên khi bé cần dỗ dành, quý vị cho thấy bản thân nhạy cảm với các nhu cầu của bé. Bé sẽ cảm nhận được sự chăm sóc và tình yêu của quý vị và từ đó củng cố mối quan hệ vững chắc với quý vị. Khi bé nằm yên và tỉnh táo thì đó thực sự là thời điểm tốt nhất để quý vị tận hưởng những tương tác thân mật bao gồm cả ôm ấp bé. Bé sẽ cảm thấy hài lòng khi được quý vị chú ý và hiểu rằng bé sẽ có cảm giác thoải mái này khi yên lặng, từ đó thắt chặt mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Quý vị sẽ không cần nuông chiều bé.

Những Điều Cần Cân Nhắc trong Chăm Sóc Con Cái

Không ai thay thế được cha mẹ. Các bậc cha mẹ không nên giao hoàn toàn vai trò làm cha mẹ của mình cho người khác. Nếu phải giao con cho người chăm sóc khác, quý vị nên cân nhắc những điều sau đây:

  • Một người chăm sóc lý tưởng phải:
    • là người đáng tin cậy và sẵn sàng chăm sóc bé,
    • là người chu đáo có tính nhẫn nạithời gian.
    • có thể hiểu và đáp ứng các nhu cầu của bé như biết cách ôm ấp sao cho bé thoải mái và hiểu lý do vì sao bé khóc.
    • có thể trò chuyện với bé, vui đùa với bé và yêu thương bé.
  • Hãy dành thời gian để người chăm sóc và bé hình thành mối quan hệ ổn định. Do đó, cố không thay đổi người chăm sóc thường xuyên.
  • Nếu có nhiều người chăm sóc khác nhau (bao gồm cha mẹ, ông bà và nhân viên chăm sóc trẻ hoặc người trông trẻ) thì sự thống nhất giữa những người chăm sóc về cách tương tác với bé sẽ giúp bé thích nghi dễ dàng hơn.
  • Cố hết sức dành thời gian với con và tận hưởng những tương tác với bé. Duy trì sự trao đổi hiệu quả với người chăm sóc để hiểu các thói quen của bé và điều chỉnh phương thức tương tác với bé của nhau.

Xin chúc mừng!

Nhận thức được tầm quan trọng của việc thiết lập mối quan hệ lâu dài thông qua những tương tác đáp ứng là bước đầu tiên để giúp con quý vị phát triển. Cùng với tình yêu thương và sự chăm sóc của quý vị dành cho con, quý vị đang bước trên hành trình nuôi dạy con cái thành công

Chúng tôi tổ chức một số hội thảo và phân phát tờ thông tin về chủ đề “Happy Parenting!" (Bố Mẹ Vui Vẻ, Con Trẻ Hạnh Phúc) cho những người sắp làm bố mẹ và đang làm bố mẹ của trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo. Vui lòng liên hệ với nhân viên y tế của chúng tôi để biết thông tin.

  • Chăm sóc đáp ứng – càng sớm càng tốt
  • Trò chuyện và vui chơi với con
  • Đừng chỉ khen hành vi tốt
  • Đặt ra kỳ vọng và giới hạn thực tế
  • Tích cực, chắc chắn và nhất quán