Sê-ri Nuôi Dạy Con Cái 24 – Phối Hợp với Ông Bà trong Nuôi Dạy Con Cái

(Sửa đổi 03/2013)

Phối Hợp với Ông Bà trong Nuôi Dạy Con Cái

Khi ông bà tham gia chăm sóc trẻ, cha mẹ cần trao đổi hiệu quả với ông bà để thực hiện nuôi dạy con cái một cách nhất quán và hiệu quả.

  1. Thấu hiểu lẫn nhau

    * Cố hiểu ông bà từ góc nhìn của họ. Sau đó bình tĩnh giải thích về những ý tưởng của quý vị.

    • Người cao tuổi có thể phản bác những chiến lược nuôi dạy con cái mới mẻ.
    • Để thay đổi những thông lệ và thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức của người cao tuổi không phải là việc dễ dàng (cũng như thay đổi thông lệ và thói quen của chúng ta cũng vậy). Kiên nhẫn và giải thích nhiều lần cho ông bà sẽ có tác dụng.
  2. Giao tiếp cởi mở và hài hòa

    * Cách đơn giản nhất để người khác hiểu các kỳ vọng và suy nghĩ của chúng ta là nói thẳng ra. Cách thể hiện cũng rất quan trọng.

    • Nếu muốn ông bà phối hợp, cha mẹ nên cố giải thích để ông bà hiểu, ví dụ: “Tony sẽ chán ăn sau khi ăn kẹo. Điều này không chỉ khiến mọi người lo lắng và làm đảo lộn giờ ăn thường lệ, mà còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sức khỏe của bé nữa. Nếu bố/mẹ muốn thưởng cho bé thì hãy thưởng sau giờ ăn ạ”.
  3. Cảm kích và tôn trọng lẫn nhau

    * Cố thể hiện sự cảm kích của quý vị bằng lời nói kèm theo hành động hỗ trợ.

    • ví dụ: “Con cảm ơn bố/mẹ đã trông Yettie cho con hôm nay. Bố/mẹ đã giúp con rất nhiều đấy ạ!” “Chúng con thực sự rất thích món bố/mẹ nấu”.
    • Quý vị có thể thi thoảng đưa ông bà đi ăn nhà hàng, mua những món quà nhỏ tặng ông bà, nói chuyện phiếm với ông bà hoặc cùng tham gia những hoạt động yêu thích của ông bà.
    • Nếu quý vị cảm kích và tôn trọng ông bà, họ cũng sẽ đối xử với quý vị như vậy.
  4. Nhất quán trong kiểm soát hành vi

    • Tổ chức cuộc họp gia đình.
    • Đặt ra các quy tắc cơ bản.
    • Đảm bảo là mọi người trong gia đình hiểu rõ các phương pháp và các bước xử lý những tình huống khác nhau và cùng nhau thực hiện.
    • Cha mẹ có thể áp dụng các chiến lược nuôi dạy con cái trước mặt ông bà để chỉ cho họ thấy cách thực hiện.
    • Khi quan sát nhiều lần, ông bà có thể dần dần học được các kỹ năng.
    • Cha mẹ cũng có thể khuyến khích ông bà tìm hiểu thêm về kiểm soát hành vi của trẻ, ví dụ như bằng cách cùng ông bà tham dự các hội thảo về nuôi dạy con cái hoặc đặt các tư liệu có liên quan tại nơi ông bà dễ tiếp cận.
    Ông bà là những người có đóng góp vô cùng quý giá trong gia đình và xứng đáng nhận được sự cảm kích của chúng ta. Ông bà có kinh nghiệm trong chăm sóc trẻ em và rất yêu cháu. Khi được ông bà giúp chăm sóc con cái, chúng ta sẽ không còn bận tâm về những hồ nghi khi phải chi tiền thuê một người trông trẻ xa lạ.

Hỏi và Đáp

  1. Bố mẹ tôi chỉ dành thời gian chơi với các con tôi mà không bận tâm đến việc kỷ luật trẻ.
    • Cha mẹ có thể giải thích các nguyên tắc kiểm soát hành vi và cơ sở hợp lý cho ông bà.
    • Để cả ông bà và con trẻ tham gia việc đặt ra các quy tắc để củng cố ý thức tham gia và trách nhiệm của cả hai phía trong việc duy trì quy tắc.
    • Cũng có thể mời ông bà giám sát quy tắc theo dõi hành vi của trẻ.
    • Nếu ông bà không duy trì quy tắc, cha mẹ có thể bình tĩnh giải thích cho ông bà biết những hình phạt có thể áp dụng đối với hành vi của trẻ và sau đó nhắc cả ông bà và con trẻ cần tuân thủ các quy tắc mà cả nhà đã đặt ra.
  2. Tôi dạy con không được vứt rác bừa bãi nhưng bà lại luôn làm như vậy. Tôi nên giải thích với con như thế nào?

    Quý vị có thể thử nói với con như thế này: “Chúng ta không nên vứt rác bừa bãi. Mọi người đều có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh. Có thể khi bà còn nhỏ, không ai nói cho bà biết vứt rác bừa bãi là sai. Nên giờ đây rất khó để bà thay đổi vì bà đã hình thành thói quen xấu này lâu rồi. Lần sau, con có thể nhắc bà một cách lịch sự và giúp bà vứt rác vào thùng rác. Hãy cùng làm gương cho bà nhé?”

  3. Bố/mẹ chồng và tôi có bất hòa. Tôi không biết xử lý như thế nào.
    • Khi các bên có quan điểm khác nhau thì không dễ để đạt được sự đồng thuận, ngay cả khi đã nỗ lực chủ động trao đổi. Trong trường hợp này, chúng ta nên học cách buông lỏng và để mọi việc tự nhiên.
    • Cố xem xét vấn đề từ quan điểm của ông bà và chấp nhận thực tế là tư duy hai bên có sự khác biệt.
    • Ít nhất là hãy cố giữ gìn quan hệ với ông bà một cách lịch sự và khiêm tốn.
    • Trò chuyện với bạn bè hoặc tham gia một vài hoạt động thư giãn có thể giúp quý vị xoa dịu căng thẳng.
    • Nếu vấn đề không được giải quyết và t
  4. Bạn đời của tôi luôn cãi nhau với bố mẹ tôi vì con chúng tôi, tôi có thể giúp như thế nào?
    • Mâu thuẫn giữa hai bên là vấn đề gia đình.
    • Tìm một thời điểm thích hợp để trò chuyện riêng với bố mẹ và bạn đời của quý vị.
    • Là người hòa giải và giúp hai bên thấu hiểu lẫn nhau bằng cách giúp họ xem xét vấn đề một cách khách quan và cảm kích lẫn nhau.
    • Quý vị có thể cho hai bên thấy quý vị quan tâm và thấu hiểu bằng cách lắng nghe họ một cách vô tư, không định kiến và ủng hộ họ.
    • Thái độ chu đáo và chú ý lắng nghe của quý vị có thể giúp xoa dịu cảm xúc của họ và tạo điều kiện thuận lợi để họ thảo luận bình tĩnh.
  5. Nếu tôi có mâu thuẫn với bố/mẹ chồng nhưng chồng tôi không về phe tôi thì tôi nên làm gì?
    • Yêu cầu bạn đời về phe của quý vị chống lại bố mẹ không thể giải quyết được vấn đề mà sẽ chỉ khiến bạn đời của quý vị rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan.
    • Quý vị cũng sẽ rơi vào tình trạng tương tự nếu xảy ra mâu thuẫn giữa bố mẹ và bạn đời của quý vị.
    • Nếu có bất kỳ mâu thuẫn nào, cách thiết thực là thảo luận về vấn đề đó một cách bình tĩnh và cùng tìm ra giải pháp.
    • Coi bạn đời là người lắng nghe chứ không phải là đồng minh của quý vị khi xảy ra mâu thuẫn.

Chúng tôi tổ chức các cuộc hội thảo "Happy Parenting!" (Làm Cha Mẹ Tích Cực) và tờ thông tin dành cho các cha mẹ tương lai, cha mẹ của trẻ sơ sinh và trẻ mầm non. Vui lòng liên hệ với nhân viên y tế của chúng tôi để biết thông tin.