Phòng Chống Các Bệnh Truyền Qua Vật Trung Gian

(Sửa đổi 7/2017) (Tái bản tháng 07/2019)

Các bệnh truyền qua vật trung gian thường gặp ở người bao gồm sốt xuất huyết dengue, viêm não Nhật Bản, sốt rét, sốt phát ban và sốt nổi mẩn. Muỗi là vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết dengue, viêm não Nhật Bản, sốt rét và vi-rút zika trong khi sốt phát ban và sốt nổi mẩn lần lượt là do ve và bọ ve lây truyền.

Để phòng tránh các bệnh truyền qua vật trung gian, phụ nữ mang thai cần tự bảo vệ mình để không bị muỗi, ve và bọ ve đốt/cắn, đồng thời ngăn chặn chúng phát triển sinh sôi.

Bảo vệ bản thân không bị đốt/cắn

Để giảm nguy cơ nhiễm bệnh do muỗi lây lan, phụ nữ mang thai nên ở trong nhà vào thời gian hoạt động cao điểm của muỗi (thường là bình minh và hoàng hôn).

Các vật trung gian truyền bệnh sốt phát ban và sốt nổi mẩn chủ yếu sống trong các khu vực có thảm thực vật. Vì vậy, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi đến các vùng nông thôn để tránh bị những vật trung gian này cắn.

Mặc quần áo bảo vệ như áo dài tay và quần dài màu sáng, rộng rãi.

Tránh sử dụng nước hoa có thể thu hút muỗi.

Phụ nữ mang thai có thể sử dụng DEET (20-30%) có chứa chất đuổi côn trùng. Hãy lưu ý những điểm sau khi sử dụng thuốc đuổi côn trùng:

  • Bôi thuốc đuổi côn trùng vào quần áo (áo dài tay và quần dài) và vùng da hở;
  • Không bôi lên vết thương hoặc vùng da bị kích ứng;
  • Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thoa lại thuốc đuổi côn trùng nếu cần thiết;
  • Đi tắm hoặc rửa sạch da khi quý vị trở lại khu vực trong nhà;
  • Giặt quần áo đã bôi DEET bằng xà phòng và nước.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web của Trung Tâm Bảo Vệ Sức Khỏe “Các Bệnh Lây Truyền Qua Vật Trung Gian”.