Các Bệnh Nhẹ vào Cuối Thai Kỳ và Cách Xử Lý

(Phát hành tháng 07 năm 2016)

Phù Nề

  • Mức oestrogen tăng nhanh trong suốt thai kỳ khiến cơ thể giữ nước. Do trọng lực, hầu hết nước sẽ tích tụ vào chân. Khoảng 80% phụ nữ mang thai bị sưng mắt cá chân (phù nề).
  • Sau khi sinh, mức oestrogen trở lại bình thường, nước tích tụ sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể.
  • Nếu quý vị đột ngột bị sưng mắt cá chân, bàn tay hay mặt hoặc tình trạng sưng xấu đi nhanh chóng, ví dụ trong vài ngày, đây có thể là dấu hiệu tiền sản giật (vui lòng tham khảo tờ thông tin “Tiền sản giật”) . Quý vị nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Lời khuyên

  • Đi giày thoải mái có cỡ lớn hơn một chút so với trước khi mang thai.
  • Kê cao chân một cách thoải mái trên ghế đôn hoặc gối trong khi nghỉ ngơi.
  • Tránh uống thuốc lợi tiểu vì các loại thuốc này sẽ hạ huyết áp của quý vị. Lưu lượng máu đến nhau thai sẽ giảm và lượng oxy cùng dưỡng chất cung cấp cho thai nhi sẽ bị suy giảm.

Đi Tiểu Thường Xuyên

  • Đây là kết quả của việc tăng lưu lượng máu đến thận lên 50% trong suốt thai kỳ và tác dụng thư giãn của progesterone lên cơ trơn của đường tiết niệu.
  • Bên cạnh đó, đường tiết niệu của phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng hơn. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dẫn đến viêm thận và sinh non nếu không được điều trị đúng cách. Nếu quý vị đi tiểu thường xuyên và đau khi đi tiểu hoặc quý vị đi tiểu ra máu, quý vị nên nhờ hỗ trợ y tế sớm.
  • Vì tử cung sẽ lớn hơn vào cuối thai kỳ nên bàng quang sẽ bị đè ép và khiến quý vị đi tiểu thường xuyên.

Lời khuyên

  • Quý vị không nên hạn chế uống nước vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Trong trường hợp quý vị bị nhiễm trùng đường tiết niệu, quý vị nên uống một đợt thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu quý vị bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát hoặc dai dẳng, quý vị nên yêu cầu tư vấn y tế sớm. Điều này có thể liên quan đến vấn đề giải phẫu cơ bản đường tiết niệu hoặc thận.