Mọi điều cần biết về kinh nguyệt

(Sửa đổi nội dung vào tháng 05 năm 2014)

1. Kinh nguyệt là gì?

  • Kinh nguyệt (hay kỳ kinh) là hiện tượng ra máu và niêm mạc tử cung đều đặn do thay đổi nội tiết tố theo chu kỳ ở cơ thể phụ nữ.                                  
  • Khi bé gái chào đời, buồng trứng của bé đã có hàng triệu trứng chưa chín (tế bào trứng). Khi dậy thì, mỗi tháng sẽ có hàng chục trứng bắt đầu phát triển do kích thích từ nội tiết tố. Thường chỉ có một trứng chín trong buồng trứng và được phóng vào tử cung (đây được gọi là quá trình rụng trứng) trong mỗi chu kỳ.
  • Đồng thời, lớp niêm mạc tử cung trở nên dày hơn để chuẩn bị mang thai. Nếu trứng không được thụ tinh thì sẽ di chuyển qua âm đạo cùng với mô thừa của lớp niêm mạc tử cung, tạo thành máu kinh nguyệt. Khi đó, một chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ bắt đầu.

2. Bé gái bắt đầu có kinh nguyệt ở độ tuổi nào? Kinh nguyệt sẽ dừng ở độ tuổi nào?

  • Hầu hết các bé gái bắt đầu có kinh nguyệt ở độ tuổi khoảng 11-12 tuổi. Hầu hết phụ nữ sẽ mãn kinh tự nhiên trong khoảng từ 45-55 tuổi. Ở giai đoạn này, kinh nguyệt dừng hoàn toàn (mãn kinh) và người phụ nữ không còn có khả năng sinh sản nữa.

3. Tôi có phải có kinh nguyệt mỗi tháng không?

  • Không, không phải phụ nữ nào cũng có kinh nguyệt mỗi tháng. Chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi tùy theo tình trạng của người phụ nữ.
  • Một chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài từ 21 - 35 ngày. Độ dài của chu kỳ được tính bằng số ngày giữa ngày đầu tiên của một chu kỳ đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo.

    Ví dụ:

    Ngày đầu tiên của chu kỳ trước: 01 tháng 10
    Ngày đầu tiên của chu kỳ hiện tại: 29 tháng 10
    Độ dài chu kỳ: 28 ngày

  • Kinh nguyệt không đều có thể xảy ra ở những bé gái mới bắt đầu có kinh nguyệt và phụ nữ sắp mãn kinh.
  • Một số bệnh trạng có thể liên quan đến mất cân bằng nội tiết tố khiến kinh nguyệt không đều, bao gồm:
    • thừa cân hoặc thiếu cân
    • Rối loạn ăn uống (ví dụ: chán ăn tâm thần)
    • Tập thể dục cường độ mạnh
    • Căng thẳng
    • Một số loại thuốc cụ thể (ví dụ: thuốc tiêm tránh thai)
    • Lạm dụng ma túy
    • Cho con bú
    • Các bệnh mạn tính, rối loạn nội tiết tố (ví dụ: hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh tuyến giáp, v.v.)
    • Các bệnh trạng ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng
  • Chảy máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh nguyệt có thể do bất thường trong lớp niêm mạc tử cung, polip, nhiễm trùng cổ tử cung hoặc âm đạo hoặc do ung thư cổ tử cung, v.v. Đôi khi bệnh trạng này có thể bị nhầm với “kinh nguyệt không đều”.

Bất kỳ người nào có quan hệ tình dục đều phải cân nhắc khả năng thụ thai. Vui lòng yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị tư vấn nếu quý vị không thấy kinh nguyệt.

4. Kinh nguyệt của tôi có nhiều không?

  • Kinh nguyệt nhiều có nghĩa là ra nhiều máu kinh hoặc ra máu kinh trong thời gian dài.
  • Quý vị có thể có kinh nguyệt nhiều nếu:
    • Kinh nguyệt của quý vị kéo dài hơn 7 ngày (hầu hết phụ nữ có kinh nguyệt kéo dài từ 2-7 ngày)
    • Quý vị cần thay băng vệ sinh dài và siêu thấm hút 1-2 giờ một lần
    • Quý vị có cục máu đông lớn
    • Quý vị ra máu ồ ạt (tức là đột ngột ra một lượng lớn máu thấm qua đồ lót và quần áo)
    • Quý vị cần thức dậy thường xuyên vào ban đêm để thay băng vệ sinh
    • Quý vị dây máu ra giường trong khi ngủ, ngay cả khi sử dụng băng vệ sinh/tampon
    • Kinh nguyệt nhiều ảnh hưởng đến công việc, đời sống gia đình và xã hội của quý vị
    • Quý vị cảm thấy chóng mặt, hụt hơi và mệt mỏi trong và sau khi có kinh nguyệt

5. Đau bụng kinh là gì?

  • Đau bụng kinh thường bắt đầu ngay trước hoặc khi bắt đầu có kinh nguyệt. Thông thường sẽ cảm nhận cơn đau từ nhẹ đến dữ dội ở bụng dưới.
  • Cơn đau thường nặng hơn khi ra máu nhiều.
  • Cơn đau có thể do đau dạ dày, ví dụ như nôn hoặc đi phân lỏng.
  • Có 2 kiểu đau bụng kinh:

Không phải do bệnh trạng gây ra

Do bệnh trạng nền gây ra

  • Thường xảy ra ở những phụ nữ trẻ ngay sau khi bắt đầu có kinh nguyệt
  • Cơn đau đỡ dần hoặc thậm chí hết đau khi người phụ nữ lớn tuổi hơn hoặc đã sinh con
  • Có thể do các bệnh trạng như lạc nội mạc tử cung, nhiễm trùng vùng chậu, sử dụng dụng cụ tránh thai, v.v.
  • Kéo dài 1-3 ngày
  • Cơn đau có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Dịch tiết âm đạo có thể có mùi hôi hoặc sốt
  • Có thể cảm nhận cơn đau trong khi quan hệ tình dục
  • Cơn đau được giảm bớt khi chườm nóng hoặc uống thuốc giảm đau đơn giản
  • Những người tập thể dục thường xuyên thường ít bị đau bụng kinh hơn
  • Không thể giảm đau khi uống thuốc giảm đau đơn giản
  • Điều trị bệnh nền sẽ giúp giảm đau

Đi khám bác sĩ nếu quý vị có bất kỳ một trong những triệu chứng sau đây:

  • Quý vị 16 tuổi mà vẫn chưa bắt đầu có kinh nguyệt
  • Kinh nguyệt của quý vị đột nhiên trở nên không đều
  • Chảy máu âm đạo giữa các kỳ kinh nguyệt
  • Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục
  • Chảy máu âm đạo sau khi đã dừng kinh hơn một năm
  • Bắt đầu bị đau bụng kinh ở độ tuổi 40 trở lên
  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày
  • Có kinh nguyệt nhiều (xem câu hỏi 4)
  • Kỳ kinh nguyệt/đau bụng dữ dội
  • Kinh nguyệt của quý vị đã dừng hơn một năm nhưng quý vị chưa đến 45 tuổi

Vui lòng yêu cầu chuyên gia chăm sóc sức khỏe tư vấn nếu quý vị có bất kỳ thắc mắc nào.