Hội Chứng Tiền Kinh Nguyệt

(Phát hành tháng 01 năm 2006)

Vì sao May lại trở nên dễ cáu kỉnh trong một vài ngày mỗi tháng?

Đúng vậy, bàn tay và bàn chân của tôi thường hơi sưng lên trước kỳ kinh nguyệt!

Vì sao tôi thường có cảm giác đau và sưng ngực trước kỳ kinh nguyệt?

Hội Chứng Tiền Kinh Nguyệt hay PMS (Pre-Menstrual Syndrome) là một hiện tượng thường gặp. Một khảo sát trong khu vực cho thấy cứ 10 phụ nữ thì hơn 6 người có một số triệu chứng PMS nhất định trước kỳ kinh nguyệt. Trong số đó, khoảng 3 đến 8 người cho là họ có các triệu chứng nghiêm trọng.

PMS là gì?

PMS là những khó chịu của cơ thể cũng như những thay đổi về tâm lý và hành vi diễn ra định kỳ ở phụ nữ trước kỳ kinh nguyệt. Đặc điểm của PMS là sẽ diễn ra một đến hai tuần trước kỳ kinh nguyệt và sẽ tự hết ngay sau khi bắt đầu ra máu kinh. Trong những trường hợp nghiêm trọng, PMS có thể ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày và quan hệ xã hội, những điều đó lại tác động đến chất lượng cuộc sống.

Các triệu chứng của PMS là gì?

Có thể có tới 150 triệu chứng liên quan đến PMS và dưới đây là những triệu chứng thường gặp:

Các triệu chứng của cơ thể:

  • Ngực bị sưng/nhạy cảm
  • Sưng/phồng các chi
  • Tăng cân
  • Nhức đầu
  • Mệt mỏi và yếu toàn thân

Thay đổi về tâm lý và hành vi:

  • Tâm trạng thất thường và cáu kỉnh
  • Khó tập trung
  • Hay quên
  • Phản ứng/Cư xử dữ dội
  • Khó ngủ, mất ngủ hoặc buồn ngủ
  • Thay đổi khẩu vị và món ăn ưa thích (thèm thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo)

Nếu cần, phụ nữ có triệu chứng khó chịu tiền kinh nguyệt nên tham khảo ý kiến bác sĩ và đề nghị hỗ trợ phù hợp.

Ai sẽ có PMS?

  • Phụ nữ trước khi mãn kinh có thể phải chịu ảnh hưởng do PMS và những người từ 25 đến 45 tuổi đặc biệt nhạy cảm.
  • Để xác nhận một trường hợp PMS thì không chỉ dựa vào một lần xuất hiện triệu chứng hay một lần tư vấn y tế. Trước khi đưa ra chẩn đoán lâm sàng về PMS, bác sĩ sẽ yêu cầu bản ghi chi tiết các triệu chứng hàng ngày và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trong khoảng thời gian ba tháng liên tiếp, tiếp đó là loại bỏ khả năng mắc các bệnh thể chất hay tâm lý khác trên cơ sở bệnh sử đầy đủ và kiểm tra cơ thể. Nếu nghi ngờ có PMS, quý vị nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để được đánh giá và chẩn đoán phù hợp, qua đó được điều trị thích hợp.

Vì sao PMS lại xảy ra?

Các yếu tố của cơ thể:

  • Mất cân bằng nội tiết tố
  • Mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh

Các yếu tố về tâm lý và xã hội:

  • Căng thẳng trong đời sống hàng ngày, tính cách và thái độ của cá nhân đối với cuộc sống đều là những yếu tố có liên quan trong PMS.
  • Các nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố tâm thần và tâm lý liên quan đến độ nghiêm trọng của PMS vì căng thẳng tinh thần có thể ảnh hưởng đến phản ứng endocrine.
  • Do phải gánh vác nhiều vai trò trong xã hội hiện đại và gia đình, đồng thời phải chịu áp lực nên phụ nữ có khả năng mắc PMS. Những người phụ nữ có cuộc sống ít căng thẳng và hoàn thành nhiều vai trò một cách dễ dàng và thỏa mãn sẽ có các triệu chứng PMS ít thường xuyên và ít nghiêm trọng hơn. Trái lại, những người phụ nữ có những vai trò mâu thuẫn với nhau và do đó không thỏa mãn sẽ có các triệu chứng PMS tương đối thường xuyên và nghiêm trọng hơn.

Cách điều trị PMS?

Việc điều trị PMS gồm ba khía cạnh:

  1. Thay đổi lối sống  quý vị có thể thử những cách sau đây để xoa dịu các triệu chứng PMS.
    • Tập thể dục - các bài tập thể dục nhịp điệu phù hợp, như chạy bộ, nhảy thể dục nhịp điệu, leo cầu thang và Thái Cực Quyền, cũng như các bài tập giãn cơ, như yoga và giãn cơ nhẹ, sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, thả lỏng cơ và tâm trí vui vẻ, nhờ đó giảm nhẹ các triệu chứng PMS.
    • Chế độ ăn uống -
    Thực phẩm cần tránh Thực phẩm cần tiêu thụ
    Đồ uống chứa caffeine, rượu và đồ uống có cồn Ngũ cốc ăn sáng, bánh mì từ lúa mì, yến mạch và ngô
    Thực phẩm chứa nhiều muối: thực phẩm có chất bảo quản và sốt Đậu: đậu nành và các loại đậu khác
    Thực phẩm làm từ đường chế biến: kem và sô-cô-la Rau củ: rau lá và cà rốt
    Thực phẩm chứa nhiều chất béo và các sản phẩm từ sữa chứa nhiều chất béo: bơ và phô-mai Các loại quả hạch và trái cây sấy khô: hạt điều, đậu phộng và hạt dưa
  2. Thuốc: các loại thuốc do bác sĩ kê đơn chuyên khoa cho từng người. (Hiện nay, không có loại thuốc độc nhất nào có thể giảm nhẹ tất cả các triệu chứng.)
  3. Điều trị tâm lý: bao gồm đào tạo thả lỏng và giải tỏa căng thẳng.