Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu

(Phát hành tháng 08/2015)(Tái bản tháng 05/2019)

Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (urinary tract infection, UTI) là bệnh trạng phổ biến, bao gồm viêm niệu đạo (nhiễm trùng niệu đạo), viêm bàng quang (nhiễm trùng bàng quang) và viêm bể thận (nhiễm trùng thận). Tình trạng này được đặc trưng bởi các triệu chứng rõ ràng và có thể tái phát. Nếu không được điều trị đúng cách, UTI có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân

Đa số các trường hợp nhiễm trùng là do E.coli, một loại vi khuẩn thường sống trong ruột gây ra.

Triệu chứng

  • Đi tiểu thường xuyên - đi tiểu thường xuyên với chỉ một lượng nhỏ nước tiểu mỗi lần
  • Cảm giác đau hoặc nóng rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu đục và thậm chí có thể có máu
  • Đau bụng dưới (gần xương mu), cho thấy bàng quang bị nhiễm trùng
  • Sốt, đau lưng dưới, buồn nôn và ói mửa có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng thận

Tại sao phụ nữ dễ bị UTI hơn?

So với nam giới, phụ nữ dễ bị UTI hơn. Chủ yếu là do những khác biệt trong cấu trúc sinh học của họ:

Chiều dài của niệu đạo

Niệu đạo của nam giới dài khoảng 15 cm, còn của phụ nữ chỉ dài 5 cm. Do đó, vi khuẩn có thể đến bàng quang dễ dàng hơn và sau đó trào ngược về thận.

Kích thích bằng quan hệ tình dục

Dương vật xâm nhập không chỉ gây kích thích bộ phận sinh dục mà còn đưa vi khuẩn từ âm hộ vào niệu đạo của phụ nữ.

Lỗ niệu đạo

Lỗ niệu đạo của nam giới nằm ở đầu dương vật, còn của nữ giới là ở âm hộ tiếp giáp với cửa âm đạo và cũng gần hậu môn và được bao bọc bởi môi âm hộ lớn và bé. Nếu âm hộ không sạch sẽ hoặc khi lau từ hậu môn đến âm hộ (từ sau ra trước) sau khi đi vệ sinh, niệu đạo rất dễ bị nhiễm vi khuẩn tại âm hộ, âm đạo hoặc hậu môn.

Thời kỳ dễ bị nhiễm trùng

Mang thai: tử cung to ra và chèn ép bàng quang, khiến bàng quang không thể rỗng hoàn toàn

Thời kỳ mãn kinh: suy yếu khả năng miễn dịch.

Điều trị

  • Người bệnh nên hoàn thành toàn bộ đợt điều trị bằng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ mà không nghỉ giữa chừng, nếu không vi khuẩn có thể kháng thuốc và cần dùng kháng sinh mạnh hơn và trong thời gian lâu hơn để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
  • Bệnh nhân nên uống nhiều nước vì lượng nước tiểu đủ sẽ giúp rửa sạch vi khuẩn trong niệu đạo.
  • Bệnh nhân bị đái tháo đường và sỏi niệu đạo nên được điều trị thích hợp để tránh khởi phát UTI.

Phòng bệnh

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
  • Sau khi đi vệ sinh, lau từ âm hộ đến hậu môn (trước ra sau)
  • Giữ vệ sinh khi quan hệ tình dục và làm rỗng bàng quang sau khi quan hệ tình dục
  • Tránh sử dụng xà phòng, xà phòng lỏng, dung dịch thụt rửa âm đạo có hương thơm
  • Tránh mặc quần quá chật hoặc không thấm khí, kể cả quần lót
  • Uống nhiều nước.
  • Tránh thói quen nhịn tiểu
  • Cảnh giác để phát hiện và điều trị sớm