Sê-ri Nuôi Dạy Con Cái 22 – Giúp Con Học Mẫu Giáo Thích Ứng 1 (3 đến 5 tuổi)

(Sửa đổi nội dung vào tháng 02/2014)

Tầm Quan Trọng của Việc Thích Ứng

Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh gặp phải những khó khăn. Kết quả là một số trẻ có thể trở nên dễ cáu kỉnh hoặc chán nản, trong khi những trẻ khác có thể thích ứng hoặc khôi phục lại từ nghịch cảnh một cách nhanh chóng. Kiểu trẻ thích ứng hoặc khôi phục nhanh cho thấy quá trình điều chỉnh tích cực được gọi chung là thích ứng. Nói chung, những trẻ cho thấy khả năng thích ứng sẽ giữ được tính chủ động và lạc quan khi phải đối mặt với nghịch cảnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ thể hiện khả năng thích ứng đều có năng lực, tự tin, khỏe mạnh hơn, có thành tích học tập tốt hơn và hài lòng hơn với việc học tập ở trường.

Quý vị có thể giúp con học mẫu giáo thích ứng bằng cách xây dựng những phẩm chất ở trẻ và củng cố các yếu tố trong môi trường của trẻ. Những phẩm chất quan trọng ở trẻ giúp thích ứng thuận lợi hơn là lòng tự trọng, tính lạc quan, hy vọng, các kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề. Nuôi dạy con cái tích cực, hỗ trợ và phối hợp với nhà trường là những yếu tố môi trường có vai trò không kém phần quan trọng.

Trau Dồi Những Phẩm Chất ở Trẻ

Lòng tự trọng

Lòng tự trọng là nhận thức được giá trị của bản thân. Lòng tự trọng cao có vai trò như một lớp đệm chống lại sự sa ngã về đạo đức sau khi gặp khó khăn. Mặt khác, những trẻ có lòng tự trọng thấp có thể mất tự tin khi gặp thất bại và bị từ chối. Quý vị có thể giúp con phát triển lòng tự trọng bằng cách:

  • Thể hiện tình yêu & sự chú ý dành cho con
    • Thể hiện quý vị yêu thương và chú ý tới con bằng cử chỉ (ví dụ: mỉm cười, ôm, hôn, vỗ về) và lời nói (ví dụ: “Bố/mẹ luôn yêu con, con yêu”).
    • Trẻ nào cũng có đôi lúc hành xử sai trái. Thể hiện thái độ chê trách đối với hành vi không phù hợp của con (ví dụ: “Đánh nhau là sai”) chứ không chê trách bản thân trẻ (ví dụ: “Con thật hư đốn”).
    • Chấp nhận bản chất của con để trẻ có thể học cách chấp nhận bản thân.
  • Bồi dưỡng những sở trường của con
    • Lòng tự trọng cũng phát triển khi trẻ nhận ra bản thân có những sở trường riêng thông qua phản hồi tích cực từ quý vị.
    • Nhận biết sở thích và sở trường của con, ví dụ: chơi bóng đá, đọc sách, là người tốt bụng luôn giúp người khác, v.v.
    • Đặt ra mục tiêu thực tế có thể đạt được để phát triển hết tiềm năng sở trường của con. Bắt đầu từ mức phù hợp với năng lực của trẻ. Ví dụ: công nhận sự nhiệt tình của bé 3 tuổi nhà quý vị trong những nét vẽ nguệch ngoạc thay vì kỳ vọng bé sẽ vẽ một nhân vật chi tiết. Điều này có thể đảm bảo một khởi đầu thỏa mãn và có nhiều khả năng trẻ sẽ tiếp tục khai thác được hết tiềm năng.
  • Phát triển sự tự nhận thức tích cực của con
    • Đánh giá mang tính xây dựng của quý vị về con sẽ tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển sự tự nhận thức tích cực.
    • Nắm bắt mọi cơ hội để thể hiện sự cảm kích của quý vị ngay sau khi con thể hiện bất kỳ hành vi tích cực hay thành tích nào. Sự công nhận phải được thể hiện cụ thể, ví dụ: “Cảm ơn con vì đã cất đồ chơi sau khi chơi nhé”
    • Cùng trẻ xem lại những gì trẻ đã đạt được mỗi ngày - cho dù nhỏ bé như thế nào đi nữa.

Sự Lạc Quan và quan điểm Hy Vọng

Có thể giảm thiểu ảnh hưởng phá hoại khi gặp khó khăn nếu trẻ nhìn nhận thất bại theo hướng lạc quan. Những trẻ lạc quan suy nghĩ tích cực và có khiếu làm chủ. Những trẻ như vậy không dễ dàng từ bỏ vì các em nghĩ hành động của mình sẽ ảnh hưởng đến kết quả của sự kiện. Ngoài ra, những trẻ có thái độ hy vọng biết được định hướng của mình và có động lực phát triển, ngay cả trong thời khắc khó khăn. Quý vị có thể phát triển sự lạc quan và hy vọng của con bằng những cách sau:

*Vun đắp sự quả quyết
Giúp con nhìn nhận rằng thất bại: Đừng nói:
  • mang tính tạm thời, ví dụ: “Lần này con chưa thể ghi bạn không có nghĩa là con không thể ghi bàn vào lần tới. Hãy tiếp tục cố gắng và bố/mẹ chắc chắn là con có thể làm được”.
  • “Con lúc nào cũng sút trượt!”
  • “Con không bao giờ ghi bàn được!”
  • chỉ trong sự kiện cụ thể đó, ví dụ: “Bố/mẹ rất tiếc là con đã thua trận
  • “Con không thể học chơi tốt được bất kỳ trò nào mà”.
  • bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài, ví dụ: “Con chưa được luyện tập đủ nhiều để thắng trận đấu”
  • “Con quá ngốc nên không thắng được trận đấu”.

Những lời nói của quý vị sẽ tác động rất nhiều đến sự quả quyết của con. Khi trẻ hoàn thành một công việc hoặc đạt được thành tích, đừng xấu tính khi nói với trẻ những lời như: “Đừng hào hứng quá như thế!” Con chỉ làm được lần này thôi”, “Con chỉ vẽ giỏi thôi” hay “con chỉ may mắn thôi” Thay vào đó, hãy công nhận và khuyến khích trẻ: “Con đã làm được rồi!” hoặc “Con quả là có năng khiếu vẽ đấy”.

  • Thúc đẩy khiếu làm chủ
    • Chọn đồ chơi phù hợp với trình độ phát triển của con. Đồ chơi và công cụ mà trẻ có khả năng kiểm soát có hành động đáp lại sẽ thúc đẩy quyền làm chủ. Những đồ vật này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để trẻ hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa hành động của trẻ và kết quả. Ví dụ: trẻ một tuổi sẽ thích các nốt nhạc phát ra khi trẻ nhấn nút còn trẻ bốn tuổi sẽ thoải mái khi sử dụng kéo.
    • Trẻ luôn tràn đầy hiếu kỳ và thường bắt chước hành vi của người lớn trước khi quý vị nghĩ là trẻ đã sẵn sàng để học. Sau khi con thể hiện sự thích thú, hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tự chăm sóc như ăn uống và mặc quần áo.
    • Cho phép trẻ lựa chọn trong giới hạn hợp lý (ví dụ: hai hoặc ba lựa chọn), ví dụ như chọn quần áo, đồ ăn nhẹ, đồ chơi và sách để đọc.
    • Giúp trẻ làm quen với việc đặt mục tiêu. Mục tiêu phải cụ thể và có thể đạt được, ví dụ: “Chúng ta cùng vẽ xong bức tranh này rồi mới xem vô tuyến nhé”.
    • Hỗ trợ con đạt được mục tiêu theo từng bước. Ví dụ: hướng dẫn trẻ hoàn thành bức tranh: “Con có muốn vẽ bất kỳ thứ gì cạnh chú chó không? Con có muốn thêm một vài màu sắc không?” Khuyến khích và khen ngợi trẻ vì đã nỗ lực: “Gần xong rồi. Bức tranh thật là rực rỡ sắc màu!”
  • Nuôi dưỡng hy vọng
    • Hành động như một tấm gương cho con và cho thấy quan điểm đầy hy vọng về cuộc sống, ví dụ: “Bố/mẹ không thể tìm được chiếc áo phông vừa vặn trong cửa hàng này, bố/mẹ nghĩ là có thể tìm ở cửa hàng khác”.
    • Cùng con đọc các câu chuyện truyền đạt những ý tưởng về hy vọng và kiên trì như “Rùa và Thỏ” và “Anh Hùng Nhỏ Người Hà Lan”.
    • Thay đổi những suy nghĩ chán nản của con thành những suy nghĩ khích lệ cho phép. Ví dụ: khi trẻ nói: “Con lúc nào cũng không giành được nhãn dán của thầy/cô”, quý vị có thể đáp lại: “Con không giành được nhãn dán của thầy/cô ngày hôm nay. Không sao cả! Nào, hãy cổ vũ bản thân con! Ngày mai con lại cố gắng nhé!”
    • Giúp con học hỏi từ sai lầm hoặc thất bại. Trước tiên để trẻ nghĩ ra các giải pháp trước khi quý vị hướng dẫn trẻ những phương án khác. Ví dụ: quý vị có thể hướng dẫn trẻ xác định nguyên nhân dẫn đến thất bại và sau đó hỏi: “Lần sau con có thể làm gì khác đi để nhận phần thưởng?”

Kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề

Những trẻ có kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề có khả năng vượt qua nghịch cảnh. Các nguyên tắc chi phối bao gồm:

  1. khuyến khích trẻ tự thể hiện bản thân và
  2. giúp trẻ giải quyết vấn đề của bản thân thay vì khắc phục vấn đề cho trẻ.
  • Nuôi dưỡng kỹ năng giao tiếp
    • Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để con bày tỏ các suy nghĩ và cảm giác của mình. Ví dụ: “Con thực sự rất yên lặng kể từ khi mất bạn gấu nhồi bông. Con hãy cho bố/mẹ biết con cảm thấy thế nào?” Nếu trẻ vẫn giữ yên lặng, hãy hỏi trẻ: “Con có thấy buồn vì bạn gấu đã mất không? Hãy kể cho bố/mẹ nghe nào”.
    • Ngăn cản việc thể hiện cảm xúc thông qua những hành vi không mong muốn như rên rỉ, ăn vạ hoặc gây sự. Đưa ra các hình phạt như buộc trẻ phải thực hiện thời gian yên tĩnh. Tìm cơ hội để dạy trẻ về cách thể hiện cảm xúc theo cách được xã hội chấp nhận vào thời điểm khác, khi cả quý vị và con đều bình tĩnh.
    • Nhắc nhở và thực hiện việc chờ đến lượt trong khi đối thoại, ví dụ: “Được rồi! Trước tiên bố/mẹ sẽ lắng nghe con nói và sau đó sẽ đến lượt bố/mẹ nói nhé”.
    • Khuyến khích con luyện tập các kỹ năng giao tiếp thông qua trò chơi giả bộ. Ví dụ: khi đóng vai bác sĩ, trẻ có thể luyện tập lắng nghe và đặc câu hỏi; khi đóng vai bệnh nhân, trẻ có thể luyện tập bày tỏ cảm giác.

Tờ thông tin 13 trong sê-ri Nuôi Dạy Con Cái này giải thích về sự phát triển của các kỹ năng giao tiếp còn tờ thông tin 16 trình bày chi tiết hơn về kiểm soát hành vi.

  • Trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề
    • Gợi cho con quan tâm đến việc giải quyết vấn đề tiếp nhận thách thức thông qua các trò chơi, ví dụ như ghép hình đơn giản, xây đường ray mô hình và trò chơi giả bộ.
    • Giúp con xác định nêu rõ vấn đề. Ví dụ: khi quý vị đọc truyện “Ba Chú Heo Nhỏ” cho con, hãy khuyến khích trẻ suy nghĩ: “Vì sai chú heo nhỏ đầu tiên lại gặp nguy hiểm?”
    • Kích thích để con tạo ra nhiều giải pháp nhất có thể.
    • Giúp con quý vịchọn một giải pháp. Đưa ra một vài lựa chọn nếu trẻ khó quyết định, ví dụ: “Con có muốn dùng bút chì hoặc bút dạ để vẽ bức tranh không?”

Tóm lại, quý vị có thể nâng cao khả năng thích ứng của con bằng cách giúp trẻ đối mặt với nghịch cảnh và giải quyết vấn đề một cách quả quyết, lạc quan và tự tin. Sau khi thảo luận về những yếu tố củng cố ở trẻ, quý vị có thể đọc tờ thông tin 23 Giúp Con Học Mẫu Giáo Thích Ứng II trong sê-ri Nuôi Dạy Con Cái để biết các yếu tố môi trường trau dồi cho khả năng thích ứng của trẻ.

Chúng tôi tổ chức một số hội thảo và phân phát tờ thông tin về chăm sóc và nuôi dạy trẻ với chủ đề “Happy Parenting!” (Bố Mẹ Vui Vẻ, Con Trẻ Hạnh Phúc) cho những người sắp làm bố mẹ, đang làm bố mẹ của trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo. Vui lòng liên hệ với nhân viên y tế của chúng tôi để biết thông tin.