Thời Gian Sử Dụng Thiết Bị cho Trẻ Em: Chú Ý Thể Loại và Thời Gian

(Phát hành vào 05 năm 2020)

Các thiết bị màn hình tạo điều kiện tiếp cận nhanh nhiều thông tin khác nhau bằng các hiệu ứng hình ảnh và âm thanh hấp dẫn. Các loại thiết bị này đã trở thành một trong những phương tiện thường dùng cho việc học của trẻ em. Tuy nhiên, vẫn còn nghi ngờ về tác dụng bền vững trong hoạt động học tập của trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo khi sử dụng các sản phẩm màn hình. Các nghiên cứu quốc tế đã xác nhận rằng những hoạt động được gọi là "thời gian sử dụng thiết bị màn hình" này chủ yếu không vận động và nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ra tác động tiêu cực đến trẻ em. Các tổ chức y tế trên khắp thế giới khuyến nghị hạn chế thời gian cho trẻ em tiếp xúc với các thiết bị màn hình. Bộ Y Tế Hồng Kông tuân theo hướng dẫn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới và khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên cho trẻ từ 2 đến 5 tuổi sử dụng các thiết bị màn hình quá 1 giờ mỗi ngày. Đối với trẻ từ 2 tuổi trở xuống, tránh để trẻ tiếp xúc với bất kỳ sản phẩm màn hình điện tử nào trừ khi trò chuyện video tương tác dưới sự hướng dẫn của cha mẹ. Mặc dù vậy, thời gian sử dụng thiết bị màn hình của trẻ em chắc chắn sẽ tăng lên khi trẻ ở nhà, cho dù liên quan đến việc học tại nhà, kết nối xã hội thông qua trò chuyện video hay trò tiêu khiển trong thời gian dịch bệnh. Trong khi thực hiện tất cả các bước để giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị, các bậc cha mẹ cần làm thế nào để chọn đúng sản phẩm màn hình và các hoạt động để học tập hiệu quả? Quý vị có thể xem xét “3 chữ C” dưới đây:

Trẻ em (Child):

  • Lựa chọn theo độ tuổi, khả năng và sở thích của trẻ
  • Xem xét hiệu quả của trẻ (ví dụ: trẻ có quan tâm đến hoạt động trên thiết bị màn hình không? Việc học hiệu quả như thế nào?) tùy từng thời điểm để quyết định xem hoạt động trên thiết bị màn hình có phù hợp hay không

Bối cảnh (Context) (sử dụng thiết bị màn hình):

  • Bố mẹ là bối cảnh quan trọng nhất khi trẻ sử dụng thiết bị màn hình! Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có thể học thông qua phương tiện điện tử nhưng trẻ ít có khả năng áp dụng trực tiếp những gì đã học vào cuộc sống thực tế và việc học kém hiệu quả hơn nhiều nếu không có sự hướng dẫn trực tiếp của người lớn. Trẻ nhỏ có thể học tốt hơn nếu người lớn tham gia giải thích thêm, đặt câu hỏi và áp dụng nội dung vào cuộc sống hàng ngày.

Nội dung (Content):

Chất lượng của hoạt động trên màn hình có ảnh hưởng quan trọng:

Nội dung phù hợp Nội dung không phù hợp
  • Thu hút trẻ em tham gia
  • Bao gồm các yếu tố tương tác giúp trẻ luôn ở trong chế độ tư duy. Ví dụ: một nhân vật trên màn hình tạm dừng một lúc sau khi đặt câu hỏi để trẻ có thời gian trả lời hoặc hướng trẻ chú ý vào các đồ vật/hoạt động trong cuộc sống thực
  • Có ý nghĩa với trẻ em. Ví dụ: liên quan đến cuộc sống của trẻ, với chủ đề câu chuyện mạch lạc hoặc được thuật lại bởi một nhân vật (hoạt hình) mà trẻ quen thuộc
  • Khuyến khích tương tác xã hội trong đời sống thực, chẳng hạn như yêu cầu trẻ chia sẻ những điều đã học được với bố mẹ
  • Có quá nhiều nội dung gây xao lãng và không cần thiết (ví dụ: hình ảnh hoặc đồ họa bật lên đột ngột)
  • Giữ trẻ trong chế độ “tự động điều khiển”/vô thức trước các hành động vô nghĩa, ví dụ: nhấn nút màn hình liên tục
  • Quá trừu tượng để trẻ có thể hiểu

Ngoài “3 chữ C”, phụ huynh nên xem xét “4 chữ S” bên dưới để ngăn ngừa các vấn đề phát sinh từ việc sử dụng thiết bị màn hình:

  1. Duy trì (Stay with rules without overuse ) áp dụng quy tắc mà không lạm dụng
    • Cùng trẻ thiết lập trước các quy tắc đơn giản để sử dụng thiết bị màn hình, bao gồm thời gian và địa điểm sử dụng thiết bị màn hình, giới hạn thời gian và các quy tắc, ví dụ: "con hãy hỏi Bố/Mẹ trước khi sử dụng", cũng như thiết lập thời gian và địa điểm "không sử dụng thiết bị màn hình", ví dụ: không sử dụng thiết bị màn hình trong phòng ngủ hoặc trong/sau bữa tối. Thời gian sử dụng thiết bị màn hình không nên quá lâu và nên tránh xung đột với việc thiết lập giới hạn từ trước
    • Vì trẻ mẫu giáo vẫn chưa nắm bắt được khái niệm về thời gian nên bố mẹ có thể nhắc nhở trước hoặc kịp thời trước khi kết thúc hoạt động trên màn hình. Ví dụ: bằng cách sử dụng các công cụ như thiết bị hẹn giờ, đồng hồ cát hoặc nói trước với trẻ rằng "Bố/Mẹ sẽ tắt thiết bị khi chương trình kết thúc”
  2. Duy trì (Stay healthy with routines) sức khỏe bằng các thói quen
    • Bố mẹ nên thiết lập thói quen cho trẻ ngoài thời gian sử dụng thiết bị màn hình và sắp xếp một hoạt động gì đó vui vẻ để tránh lạm dụng các sản phẩm kỹ thuật số. Nhấp vào Vui Chơi cùng Con khi Bị Mắc Kẹt Ở Nhà để biết thêm thông tin
    • Đừng quên tập thể dục khi ở nhà! Bố mẹ và con cái có thể thử các Trò Chơi Thể Chất dành cho Bố Mẹ và Con Cái theo khuyến nghị của StartSmart@school.hk
    • o Bảo vệ mắt khi sử dụng các thiết bị màn hình. Phụ huynh nên chọn màn hình lớn hơn cho việc học trực tuyến của con mình, đảm bảo căn phòng được chiếu sáng tốt và duy trì tư thế ngồi và khoảng cách xem, góc và độ sáng màn hình thích hợp để giảm tác hại đến thị lực. Phụ huynh có thể tham khảo Sử cụng Internet và Các Sản Phẩm Màn Hình Điện Tử Lành Mạnh của Bộ Y Tế để biết thông tin chi tiết.
  3. Tránh xa (Stay away from “electronic pacifier”) “thiết bị xoa dịu bằng điện tử”
    • Các bậc cha mẹ có biết rằng trong những trường hợp nào họ sẽ có nhiều khả năng cho phép con mình sử dụng các thiết bị màn hình hơn không? Khi cảm xúc của chính quý vị hay của con quý vị không ổn định? Khi quý vị mệt mỏi? Khi trẻ buồn chán? Các thiết bị màn hình có thường được sử dụng để xoa dịu và thưởng cho trẻ không?
    • Các hoạt động trên màn hình thường có phép thuật giúp trẻ bình tĩnh ngay lập tức và cho phép quý vị nghỉ ngơi. Nhưng nếu trẻ phải dựa vào các thiết bị để ổn định những cảm xúc tiêu cực và thời gian nhàn rỗi thì sẽ không thể học cách điều tiết cảm xúc và phát triển khả năng tự chủ
    • Nếu quý vị thấy mình bị phụ thuộc vào thiết bị màn hình để giải quyết các vấn đề về hành vi và cảm xúc của con thì đã đến lúc quý vị nên xem xét lại cách đưa con mình vào khuôn phép và tìm hoạt động và phần thưởng khác có thể thay thế thiết bị màn hình. Bố mẹ có thể thảo luận với các thành viên khác trong gia đình và nhờ các chuyên gia hỗ trợ.
    • Nếu quý vị muốn biết thêm thông tin về kỷ luật trẻ em, quý vị có thể tham khảo các tờ thông tin Kỷ Luật Trẻ Mới Biết Đi Theo Cách Tích Cực, Kiểm Soát Hành Vi của Trẻ Mẫu Giáo I II
  4. Nêu (Set a role model) gương tốt
    • Các nghiên cứu chỉ ra rằng thói quen sử dụng đồ dùng của bố mẹ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng tương tác giữa bố mẹ và con cái mà còn khiến trẻ bắt chước theo. Quý vị thường xuyên sử dụng các thiết bị màn hình mà không nhận ra không? Quý vị có bị phân tâm bởi các tin nhắn điện tử khiến quý vị không thể tương tác với con mình hoặc đáp ứng nhu cầu của con kịp thời không? Quý vị có thể cân nhắc đến việc cất thiết bị đi và không xem trong thời gian thực hiện các hoạt động của bố mẹ-con cái để quý vị hoàn toàn tương tác với con mình và chỉ cho trẻ những cách sử dụng đồ điện tử lành mạnh
    • Quý vị có thường bật TV khi ở nhà và cho phép con mình tiếp cận TV hoặc xem các chương trình không phù hợp với trẻ không? Các nghiên cứu đã phát hiện điều này có thể có tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ
    • Các thành viên trong gia đình thường có quan điểm khác nhau về các sản phẩm điện tử. Bố mẹ cần nhận thức được các thói quen và thái độ khi sử dụng thiết bị màn hình của chính mình và của các thành viên trong gia đình quý vị, giao tiếp với nhau bằng sự tôn trọng lẫn nhau và đưa ra các phương pháp có thể chấp nhận được để trẻ sử dụng các thiết bị màn hình