Chăm Sóc Tình Trạng Đau Vùng Chậu

Đau lưng và đau vùng chậu là tình trạng thường gặp ở giai đoạn sau của thai kỳ.

Các cử động sẽ làm khớp xương chậu và xương mu đau đớn hơn

  • Đứng dậy khỏi chỗ ngồi
  • Lăn trên giường
  • Đi bộ
  • Đi lên hoặc xuống cầu thang
  • Đứng trên một chân
  • Tập động tác squat

Cơn đau thường nghiêm trọng hơn trong giai đoạn sau của thai kỳ và có thể kéo dài sau khi sinh

Nguyên Nhân

Những thay đổi nội tiết tố khiến các dây chằng trở nên co giãn. Điều này làm cho các khớp cùng chậu (nơi kết nối cuối xương sống và xương chậu) và khớp mu trở nên lỏng lẻo.

Để giảm cơn đau, quý vị nên duy trì các tư thế hợp lý và chú ý đến các cử động của mình

  1. Tránh tách hai chân ra quá xa, chẳng hạn như tập động tác squat hoặc ngồi trên ghế đẩu thấp
  2. Tránh đứng trên một chân. Ngồi xuống khi mặc quần áo, ví dụ như đi giày, đi tất và mặc quần
  3. Hai chân chịu trọng lượng không đồng đều, chẳng hạn như đi lên và xuống cầu thang hoặc đi bộ lên dốc, làm cho cơn đau vùng chậu trở nên nghiêm trọng hơn
    • Để giảm cơn đau khi lên và xuống cầu thang, hãy đi từng bước một và nắm chặt tay vịn cầu thang
    • Khi đi xuống cầu thang, đầu tiên phải gập đầu gối. Chân đau hơn đi trước, sau đó chân còn lại tiếp sàn trên cùng một bậc
    • Để đi lên cầu thang, chân đỡ đau hơn đi trước, sau đó chân còn lại đi theo
  4. Tránh nâng vật nặng nếu quý vị bị đau vùng chậu. Yêu cầu hỗ trợ (Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo “Nâng vật nặng”).
  5. Khi trở mình trên giường
    1. khép hai chân lại với nhau và co đầu gối
    2. lăn sang một bên
    3. Để ra khỏi giường, dùng cánh tay đẩy người lên tư thế ngồi
    4. Khi đứng lên, để chân rộng bằng vai, đặt tay lên đùi và cúi người về phía trước

Thường xuyên tập các bài tập cơ sàn chậu và các bài tập cơ bụng sâu. Điều này giúp ổn định khớp xương chậu và giảm đau vùng chậu và xương mu

(Thông tin do Bộ Y Tế và khoa vật lý trị liệu của Cơ Quan Quản Lý Bệnh Viện tổng hợp)